Đừng để tăng sắc tố da tàn phá nhan sắc của bạn

Rate this post

Đồi mồi, nám, tàn nhang, hay những đốm nâu sạm đen trên mặt,… đây chính là những thể thường gặp của một nhóm các bệnh lý lớn hơn mà trong y văn gọi là “Tăng sắc tố”. Hiện tượng sẫm màu này xảy ra khi dư thừa melanin, sắc tố màu nâu tạo ra màu da bình thường, hình thành các cặn lắng trên da. Việc đầu tiên là bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây với những thông tin hữu ích để nhận biết được tăng sắc tố chính xác là gì!

tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da

1. Nguyên nhân gây tăng sắc tố da

  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng: 80% nguyên nhân gây nám là do ánh nắng. Bức xạ UVA, UVB có trong ánh nắng kích thích tế bào hắc tố trực tiếp gây ra rối loạn sắc tố da, đồng thời thúc đẩy lão hóa da, ung thư da và nám da.
  • Di truyền: 33% – 50% người bị nám da cho biết có người trong gia đình mắc bệnh này. Đặc biệt, các cặp song sinh cùng trứng đều bị nám.
  • Thiếu hụt Estrogen (nội tiết tố nữ): loại hormone sinh dục nữ do các tế bào của buồng trứng tiết ra. Cơ thể thiếu hụt estrogen giảm tổ chức mỡ dưới da, gia tăng sắc tố melanin gây xuất hiện nám, sạm, tàn nhang.
  • Một số chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá, lupus cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau khi chúng biến mất.
  • Do liệu pháp tránh thai (ngừa thai)

2. Phân loại tăng sắc tố da

Phân loại tăng sắc tố da
Phân loại tăng sắc tố da

Theo vị trí phân bố của các melanin mà tăng sắc tố có thể chia thành 3 loại chủ yếu sau:

  • Tăng sắc tố thượng bì: gồm các thể nám má thượng bì, tàn nhang và đốm nâu (lentigines). Đặc điểm chung cho thấy có sự tăng chủ yếu sắc tố màu nâu, do tăng sản xuất hoặc tăng vận chuyển melanin lên các lớp tế bào thượng bì từ melanocyte tại màng đáy. Tuy nhiên, số lượng melanocyte vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
  • Tăng sắc tố trung bì: thực tế thường gặp nám trung bì, bớt Hori, tăng sắc tố Riehl,… Với đặc điểm chung là sự gia tăng sắc tố màu xanh thông qua 3 cơ chế:
    • Tăng vận chuyển melanin từ thượng bì xuống trung bì (sự rơi qua tế bào màng đáy)
    • Tăng sản xuất từ các melanocyte trung bì
    • Do các sắc tố ngoại sinh lắng đọng.
  • Tăng sắc tố hỗn hợp: mang cả đặc điểm của cả 2 loại trên, chủ yếu hay gặp ở nám má hỗn hợp.

2.1. Tăng sắc tố thượng bì

  • Nám má thượng bì: Nám má là bệnh về da do rối loạn chuyển hoá sắc tố ở da, với các da tăng sắc tố màu nâu, nâu đen hoặc xanh đen. Màu sắc có thể đồng đều hoặc không và thường có tính chất đối xứng. Đáp ứng tốt với các chất làm sáng da tại chỗ (Hydroquinone, Tretinoin, Vitamin C, Azelaic acid, Arbutin, …); phương pháp lột da hoá học (chemical peel), một số trường hợp cần sử dụng đến liệu pháp laser để điều trị.
  • Tàn nhang (ephelides/freckles): chủ yếu ở người có da sáng màu. Da tăng sắc tố có màu vàng, nâu hoặc đen với kích thước nhỏ từ 1-2 mm và có ranh giới đỏ. Đôi khi điều trị là không cần thiết, vì chúng thường mờ đi vào mùa đông. Có thể điều trị bằng phương pháp áp lạnh, chất đường bôi (Hydroquinone, Azelaic acid, Glycolic acid); peel da hoá học hoặc liệu pháp laser.
  • Đốm nâu (Lentigines): gồm hai thể – đốm nâu đơn thuần và đồi mồi (solar lentigines) với các da sắc tố to có thể lên đến 1-3 cm. Chống nắng là vô cùng quan trọng đối với trường hợp này. Các liệu pháp đường bôi thường kém hiệu quả, ngay cả khi phối hợp Kligman (Tretinoin – Hydroquinone – Dexamethasone). Laser là phương pháp điều trị chủ yếu đang được sử dụng nhiều ngày nay.

2.2. Tăng sắc tố trung bì

  • Nám má trung bì: Hay gặp hơn nám má thượng bì. Màu sắc da lúc này thường có màu nâu xám và với biên thường không rõ dưới ánh sáng đèn Wood. Điều trị nám má trung bình là tương đối khó khăn với tỉ lệ tái phát cao và đáp ứng với thuốc đường bôi kém. Laser là phương pháp điều trị được khuyến khích khi đáp ứng kém với các liệu pháp khác.
  • Bớt Hori: Bớt hori đặc trưng bởi các đốm xanh nâu hoặc xanh xám xảy ra đối xứng hai bên thường ở vùng má, hoặc ít gặp hơn ở vùng trán, mí mắt, cằm hay mũi và thường gặp hơn ở phụ nữ phương Đông sau độ tuổi 20 trở đi. Hoạt chất bôi tại chỗ, mài da, áp lạnh, và peel da hoá học có hiệu quả thấp và tỉ lệ tái phát cao. Laser là liệu pháp hàng đầu cho tình trạng bệnh này.
  • Bớt Ota: Biểu hiện lâm sàng của bệnh là da hoặc mảng da màu xanh lam hoặc xám ở vùng mặt, xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải tại vùng mắt hoặc vùng hàm trên tương ứng với phân chia của dây thần kinh sinh ba.Tương tự bớt Hori, các liệu pháp đường bôi ít hiệu quả, laser vẫn là phương pháp điều trị hàng đầu.
  • Tăng sắc tố Riehl: Là một dạng viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm và hoá chất. Da tăng sắc tố có dạng màu nâu-đen, lan toả hoặc dạng lưới. Vị trí tổn thương khởi đầu ở vùng trán, thái dương, sau đó lan rộng khắp mặt. Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn, có nhiều cách tiếp cận và vẫn còn nhiều kết quả tương đối khác nhau. Laser thường là phương pháp điều trị ưu tiên.

2.3. Tăng sắc tố hỗn hợp

  • Trên lâm sàng chủ yếu gặp nám má hỗn hợp với đặc điểm của 2 loại nám má: bao gồm cả dát nâu – ranh giới rõ và dát xanh xám – ranh giới không rõ. Điều trị dạng nám má hỗn hợp khó hơn nhiều, yêu cầu phải sử dụng kết hợp hơn là điều trị đơn lẻ.

3. Điều trị chứng tăng sắc tố da

Bạn có thể kiểm soát chứng tăng sắc tố da thông qua một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên nếu ra ngoài vào ban ngày để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng nám da.
  • Không nên chạm hoặc nặn da. Bạn tránh nặn hay chạm vào các điểm, vảy và mụn trứng cá để ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau tổn thương da.
  • Có thể làm giảm sắc tố da bằng cách sử dụng lô hội. Aloeshim có trong nha đam giúp làm giảm sắc tố da bằng cách ức chế sản xuất melanin trong da. Gel lô hội có thể được sử dụng để thoa lên da hàng ngày.
  • Các loại kem chứa chiết xuất cam thảo có thể giúp làm giảm sắc tố da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cam thảo (glabrindin) có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm trắng da. Bạn có thể sử dụng các loại kem có chứa glabridin trên các khu vực tăng sắc tố.
  • Trà xanh: Tăng sắc tố da có thể cải thiện nhờ sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ trà xanh với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của trà xanh. Tuy nhiên, chiết xuất từ trà xanh rất hạn chế trong việc cải thiện nám và giảm tình trạng cháy nắng.

Lời khuyên của Lacohome gửi đến bạn là, khi bắt đầu lựa chọn sản phẩm nào để điều trị các chị em nên tìm hiểu thật kĩ và được người có chuyên môn tư vấn. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu về thương hiệu, xuất xứ, thành phần có trong sản phẩm mà mình lựa chọn sử dụng. Cải thiện sắc tố da chưa bao giờ là điều dễ dàng, chưa kể khi nói đến nám thì quá trình tái phát còn dễ xảy ra và gây rất nhiều khó khăn!

Vì thế, hãy luôn chủ động ngăn ngừa bằng cách chăm sóc da khoa học trước khi sự việc trở nên quá muộn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng như trên, đừng ngần ngại mà liên hệ hoặc inbox ngay cho Lacohome để được hỗ trợ và xử lý một cách nhanh nhất.


Bài viết tham khảo:

Sản phẩm chăm sóc da:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *